TẠI SAO PHẢI BÓN PHÂN VI LƯỢNG

Nguyên tố vi lượng rất ít cần nhưng đôi khi lại rất quan trọng cho cây trồng. Việc thiếu hay thừa chất vi lượng cũng ảnh hưởng rất nhiều đến cây trồng.

1. TẦM QUAN TRỌNG CỦA PHÂN VI LƯỢNG ĐỐI VỚI CÁC LOẠI CÂY TRỒNG

Cây trồng bị thiếu nguyên tố vi lượng thì cây mắc bệnh và phát triển không bình thường như vàng lá, xoắn lá, rụng hoa, rụng trái non…

Nếu đất thiếu vi lượng thì cây sẽ thiếu vi lượng. Nếu nông dân bón nhiều vôi, pH tăng làm nhiều nguyên tố vi lượng (Fe, Mn, Cu, Zn) bị cố định lại cây không đồng hóa được.

Muốn đánh giá việc thiếu vi lượng nếu không qua phân tích đất và lá thì phải dựa đầy đủ vào quá trình hình thành đất, nghiên cứu bản đồ địa chất, lịch sử sử dụng đất đai (chế độ canh tác, chế độ bón phân, loại phân đã sử dụng, mức độ thâm canh, tình hình sử dụng vôi và việc bón phân hữu cơ).

Phân vi lượng thường được cung cấp qua lá để tránh bị đất cố định. Phun qua lá việc cung cấp vi lượng vừa kịp thời vừa trực tiếp, lại tiết kiệm hơn.

2. TÁC DỤNG PHÂN BÓN VI LƯỢNG

Đối với cây trồng, phân bón vi lượng vô cùng quan trọng. Nó quyết định đến sự phát triển và độ bền, năng suất của cây trồng. Việc thiếu hay thừa phân vi lượng đều rất ảnh hưởng đến cây trồng. Chúng ta cần quan tâm để ý đến cây trồng để có thể cung cấp đủ vi lượng cần thiết cho cây trồng.

Tác dụng phân bón vi lượng: bổ sung vi lượng cần thiết cho cây trồng; ổn định pH và kích thích ra rễ cực mạnh giúp cây sử dụng phân bón hiệu quả; Tăng tốc độ vận chuyển dinh dưỡng, giúp quả lớn nhanh, đồng đều, chống nứt trái; Tăng phẩm chất, hương vị của trái (mỏng vỏ, mọng nước, trái lớn đều, bóng đẹp,…; Hạn chế vàng lá thối rễ, đẩy nhanh tiến trình phục hồi cây vàng lá thối rễ.

3. Một số loại nguyên tố vi lượng

1. Nguyên tố vi lượng vi lượng đồng (Cu):

Vai trò: 

–   Cần thiết trong việc hình thành chất diệp lục và làm xúc tác các phản ứng khác trong cây, nhưng thường không tham gia vào các thành phần của chúng.

–   Xúc tiến quá trình hình thành vitamin A.

–  Làm tăng hiệu lực hấp thụ các nguyên tố vi lượng khác như Kẽm, Mangan, Bo…

Nguyên tố Đồng

2. Nguyên tố vi lượng vi lượng sắt (Fe):

Vai trò:

–  Là vi lượng cần cho sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng, xúc tiến các hoạt động của nhiều loại men ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sinh hóa  trong cây

–  Hình thành diệp lục, làm lá cây có màu xanh, đóng vai trò quan trọng trong quá trình quang hợp của cây.

–  Hình thành các hợp chất hữu cơ phân tử, giúp cho quá trình tổng hợp protein

Nguyên tố sắt
Nguyên tố sắt

3. Nguyên tố vi lượng vi lượng Mangan(Mn):

Vai trò:

–   Làm rễ to, nẩy mầm sớm, trổ bông đều, tỷ lệ đậu trái cao, hạt chắc mẩy.

–   Góp phần tạo nên enzym, hoạt hóa một số phản ứng trao đổi chất quan trọng trong cây: sự hút dinh dưỡng, sự cố định đạm, sự khử nitrat.

–  Tham gia trực tiếp vào quá trình quang hợp, quá trình hô hấp, quá trình tổng hợp các chất hữu cơ, quá trình vận chuyển, sự chuyển hóa hơi nước, chuyển hóa gluxit, sự sinh trưởng và phát triển (nảy mầm, tạo thân và ra hoa kết quả), sự chống chịu hạn của cây.

Nguyên tố mangan
Nguyên tố mangan

4. Nguyên tố vi lượng vi lượng kẽm (Zn):

Vai trò:

–  Zn tham gia hoạt hóa khoảng 70 enzym của nhiều hoạt động sinh lý, sinh hóa của cây. Thiếu kẽm khiến cây giảm năng suất rõ rệt.

–  Kẽm hỗ trợ cho sự tổng hợp các chất sinh trưởng và các hệ thống men và cần thiết cho sự tăng cường một số phản ứng trao đổi chất trong cây. Nó cần thiết cho việc sản xuất ra chất Diệp lục và các Hydratcarbon.

–  Tăng khả năng chịu hạn và khả năng sử dụng lân, đạm.

Nguyên tố kẽm
Nguyên tố kẽm

5. Nguyên tố vi lượng vi lượng Bo (B):

Vai trò:

–  Bo cần thiết cho sự nẩy mầm của hạt phấn, sự tăng trưởng của ống phấn, sự hình thành của thành tế bào và hạt giống.

–  Bo tác động trực tiếp đến quá trình phân hóa tế bào, trao đổi hocmon, trao đổi N, nước và chất khoáng khác.

–  Bo giúp làm tăng khả năng chống đổ cho cây vì tăng sự tổng hợp protein (tránh độc NH3) và sự tổng hợp glucid

–  Bo có lợi cho sự ra hoa và tạo quả, làm tăng sự vận chuyển các chất giúp cây sinh trưởng và tăng khả năng chịu hạn

6. Nguyên tố vi lượng Molyden (Mo):

Vai trò:

–  Cần cho sự tổng hợp và hoạt động của men khử Nitrat.

–  Thúc đẩy quá trình củng cố và sử dụng đạm của cây.

–  Cần thiết cho vi khuẩn cố định đạm cộng sinh ở nốt sần trên cây họ đậu.

–  Cần thiết cho việc chuyển hóa lân từ vô cơ sang hữu cơ trong cây.

7. Nguyên tố vi lượng Clo (Cl):

Vai trò:

–  Clo là nguyên tố vi lượng sống còn cho cây trồng.

–  Tham gia vào các phản ứng chuyển hóa năng lượng trong cây.

–  Hoạt hóa các men.

–  Vận chuyển canxi, magie, kali trong cây.

–  Kiểm soát hơi nước của cây.

Kim Nông Goldstar Sản Phẩm Chất Lượng – Dịch Vụ Hoàn Hảo!

Mời quý bà con tham khảo thêm sản phẩm tại: https://kimnonggoldstar.vn/

Theo dõi chúng tôi để cập nhật thêm nhiều tin tức bổ ích tại Fanpage: Kim Nông Goldstar

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *