Sâu đầu đen gây hại trên Dừa

Sâu đầu đen tên khoa học Black headed caterpillar. Họ: bướm đêm (Oecophoridae). Bộ: cánh vảy (Lepidoptera). Sâu gây hại các loại cây như dừa, cây dầu cọ, cây chà là, quả cao, dừa kiểng và cả trên cây chuối.

1. Cách thức gây hại và mức độ thiệt hại:

Trước hết, những con sâu sẽ tàn phá bộ lá của cây. Thông qua viêc chúng ăn bề mặt và phần mặt dưới của lá. Sau đó chúng sẽ làm các mạng tơ được tạo ra bằng chất thải và mảnh vụn ở mặt dưới của lá. Chúng sẽ ẩn mình trong những đường hầm này để ăn chất diệp lục của lá. Dẫn đến kết quả là phần lá bị gây hại sẽ bị khô, tán lá thì có vẻ như cháy xém và sau đó sẽ dẫn đến tình trạng giảm năng suất cây.

Sâu đầu đen hại dừa
Sâu đầu đen hại dừa

Trong trường hợp sâu bùng phát ở diện rộng và nghiêm trọng, hàng nghìn cây dừa có thể bị ảnh hưởng và bị tàn phá. Năng suất có thể bị bị giảm đi một nửa do sự tụt giảm về số lượng cụm hoa. Tăng số tình trạng rụng quả non, thân cây bị co thắt lại và chậm phát triển. Khi sự hiện diện của sâu đầu đen quá nhiều, chúng sẽ tấn công cả phần bề mặt xanh của quả. Nhiều nghiên cứu về sự gây hại của sâu đầu đen trên cây dừa. Đã chỉ ra rằng, cây non thường chết khi bị sâu tấn công mạnh.

2. Đặc điểm sinh học sâu đầu đen:

Con thành trùng (bướm) có độ dài sải cánh 20-30 mm, với những đốm xám nhạt và đen. Thành trùng cái và thành trùng đực được phân biệt bởi đặc điểm sau: thành trùng cái có cặp râu dài và ba chấm trên cánh trước. Trong khi đó thì thành trùng đực lại có lông tua ở đỉnh và mép của hậu môn cánh sau.

Con cái trưởng thành đẻ từ 49-490 trứng trên phần đỉnh của những lá già. Giai đoạn ủ trứng là 4 – 5 ngày. Sau khi trứng nở, ấu trùng thường trải qua 5-6 giai đoạn, thỉnh thoảng một số trường hợp có thể trải qua 8 giai đoạn ấu trùng. Tổng cộng thời gian ấu trùng trải qua là 30 – 48 ngày. Giai đoạn sâu thì cơ thể có màu hồng với cái đầu đen và ngực màu sẫm.

3. Biện pháp quản lý:

Theo báo cáo của Thái Lan (Plant Protection Research and Development Office Department of Agriculture, Thailand, 2017). Có 4 biện pháp quản lý được họ đánh giá là hiệu quả và đang được sử dụng rộng rãi để quản lý  sâu đầu đen là:

  • Cắt những tàu lá dừa bị gây hại đem ngâm chúng trong nước hoặc đốt ngay lặp tức trong ngày (ảnh 5).
  • Phun Bacillus thuringiensis (80-100 ml hòa với 20 lít nước), phun đảm bảo ướt đều lá (3-4 lít/ cây), cần phun định kỳ 7-10 ngày vào buổi trưa.
  • Sử dụng thiên địch: loài thiên địch được sử dụng chủ yếu ở Thái Lan là Goniozus nephantidis (Muesebeck). Theo nghiên cứu ở Ấn Độ, trong tự nhiên có 16 loài được xem là thiên địch của Opisina arenosella Walker. Trong đó, Goniozus nephantidis (Muesebeck) được đánh giá là quản lý có hiệu quả. Opisina arenosella Walker ở giai đoạn sâu (Cord, 2014), chính vì vậy loài thiên địch này cũng đã được sử dụng phổ biến ở Ấn Độ, cũng như ở Sri Lanka.
  • Sử dụng thuốc hóa học: Emamectin benzoate 1.92 % EC (30ml/cây). Được xem là hóa chất quản lý có hiệu quả đối tượng này. Tuy nhiên việc sử dụng hóa chất này. Được khuyến cáo là không sử dụng cho cây có chiều cao dưới 12m. Và cũng như không  sử dụng trên cây mang trái giai đoạn gần thu hoạch bởi vì sự lưu tồn của hóa chất

Kim Nông Goldstar Sản Phẩm Chất Lượng – Dịch Vụ Hoàn Hảo!

Mời quý bà con tham khảo thêm sản phẩm tại: https://kimnonggoldstar.vn/

Theo dõi chúng tôi để cập nhật thêm nhiều tin tức bổ ích tại Fanpage: Kim Nông Goldstar

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *