RẦY NHẢY HẠI SẦU RIÊNG

Rầy nhảy hại sầu riêng

Rầy nhảy có tên khoa học Allocaridara maleyensis, thuộc họ Psyllidae, bộ Homoptera, gây hại chủ yếu trên cây Sầu riêng. 

Đặc điểm nhận dạng:

Trứng được đẻ thành ổ trong mô lá non còn xếp lại, ấu trùng màu vàng trên mình có phủ một lớp sáp trắng và ở cuối bụng có những sợi sáp trắng như bông rất dài. Trưởng thành màu nâu lợt, không có phủ sáp trên mình, cánh trong suốt, ít khi bay chỉ nhảy khi bị động. Cả ấu trùng và trưởng thành đều gây hại bằng cách chích hút lá non tạo nên những vết màu vàng sau đó lá bị khô, cong lại và rụng hàng loạt làm ảnh hưởng đến sự phát triển, ra hoa và đậu trái của cây. Ngoài ra chúng còn tiết mật ngọt tạo điều kiện cho nấm bồ hóng phát triển làm ảnh hưởng đến sự quang hợp của lá.

Trứng có màu vàng nhạt, hình bầu dục có một đầu hơi nhọn, kích thước rất nhỏ, khoảng 1mm. Trứng được đẻ thành từng ổ từ 12-14 trứng ở trong mô lá non còn xếp lại chưa mở ra. Có thể quan sát thấy trứng nếu đưa lá non về phía ánh sáng.

Rầy trưởng thành
Rầy trưởng thành

Rầy non có 5 tuổi, tuổi 1 có màu vàng và di chuyển rất chậm. Sang tuổi 2, trên cơ thể bắt đầu phủ một lớp sáp màu trắng và có một ít lông tơ màu trắng ở phần cuối bụng. Từ tuổi 3 trở đi cơ thể có các sợi sáp trắng như bông gòn rất dài ở cuối đuôi. Từ tuổi 2 đến tuổi 5 ấu trùng di chuyển rất nhanh khi bị động.

Đặc điểm sinh thái

Rầy trưởng thành thường sống tập trung mặt dưới lá, chúng đẻ trứng trong mô lá non và có thể sống tới 6 tháng. Rầy non (ấu trùng) tập trung trong các lá non còn xếp lại chưa mở ra.

Cả rầy trưởng thành và rầy non đều gây hại cho cây sầu riêng bằng cách chích hút nhựa của lá non, vì thế chúng thường có mật số rất cao trong các đợt cây ra đọt non lá non. Rầy di chuyển rất linh hoạt, khi bị động chúng sẽ nhảy sang các lá khác.

Biểu hiện gây hại

Lá bị rầy chích hút ban đầu xuất hiện những chấm nhỏ màu vàng, sau đó mép lá bị cháy xoăn lại, khô dần và rụng, đôi khi chỉ còn trơ lại cành bị khô chĩa lên trời.

Cây trồng bị rầy nhảy gây hại thường phát triển kém, lá nhỏ, cháy mép, rụng hàng loạt. Các đọt non khô dần khiến cành trơ trọi.

Các vết thương do rầy chích hút sẽ tạo điều kiện cho nấm khuẩn xâm nhập gây nên các bệnh đốm lá vi khuẩn,…

Nếu rầy gây hại trong thời kỳ ra hoa sẽ khiến hoa rụng, không thể đậu trái ảnh hưởng đến năng suất của mùa vụ.

Biện pháp quản lý, phòng trừ

Rầy chỉ tấn công trên đọt non nên có thể kích thích cho ra đọt đồng loạt.

Kiểm tra cây thường xuyên trong thời kỳ cây ra đọt non để phát hiện sớm sự tấn công của rầy mà có cách xử lý kịp thời khi cần.

Dùng bẩy màu vàng để thu hút và bắt thành trùng.

Dùng vòi nước phun mạnh trên đọt non để vừa tưới vừa rửa rầy.

Bảo vệ các loài thiên địch như nhiều loài bọ rùa, kiến sư tử (Chrysopidae, Neuroptera) và nhện, các loài ong nhỏ, đặc biệt họ Encyrtidae (Hymenoptera)…

Khi đọt non bị gây hại và không có sự hiện diện của nhiều loài thiên địch thì có thể phun thuốc BVTV có hoạt chất như Abamectin, Buprofezin, Deltamethrin, Pymetrozin…

Kim Nông Goldstar Sản Phẩm Chất Lượng – Dịch Vụ Hoàn Hảo!

Mời quý bà con tham khảo thêm sản phẩm khác. Dùng kéo đọt dưỡng rễ cho cây ăn sầu riêng tại: https://kimnonggoldstar.vn/

Theo dõi chúng tôi để cập nhật thêm nhiều tin tức bổ ích tại Fanpage: Kim Nông Goldstar

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *