Nấm hồng trên cây có múi luôn là nỗi lo cho nhiều nhà vườn. Cây có múi là loại cây mang lại giá trị kinh tế, tăng thu nhập cho người trồng nhờ vào năng suất, chất lượng. Chúng thường tấn công vào vỏ của thân và cành cây sinh trưởng làm cây suy kiệt dần, mất khả năng hấp thu dinh dưỡng, không thể nuôi trái. Để tìm hiểu về bệnh nấm hồng và cách phòng ngừa như thế nào cho hiệu quả, cùng theo dõi qua bài chia sẻ của Kim Nông Goldstar.
Nấm hồng trên cây có múi với biểu hiện như sau:
- Nấm bệnh phát triển tốt trong điểu kiện nóng ẩm kéo dài.
- Bệnh thường gây hại chủ yếu vào mùa mưa, luôn tồn tại trong những tàn dư thực vật.
- Bệnh tấn công vào vỏ trên thân và cành sinh trưởng của cây.
- Vết bệnh tạo thành một lớp khuẩn ty bao quanh, lúc đầu chỉ là dạng chỉ màu trắng nhỏ.
- Vết bệnh làm phá mạch dẫn và tượng tầng làm tổn thương vỏ cây.
- Dinh dưỡng và nước không đưa được lên những cành sinh trưởng phía trên, sau đó khô và chết dần.
- Những nơi trên cây có nấm tấn công thường sẽ bị chảy nhựa và bị hở vết thương.
- Đối với những vườn cây có khoảng cách trồng quá gần, um tùm dễ phát sinh nấm bệnh.
- Khi gặp thời tiết mưa nhiều, chủ quan không phun ngừa nấm bệnh.
Nấm hồng trên cây có múi với biện pháp quản lý như sau:
- Cắt tỉa bỏ những cành sâu bệnh hại ra khỏi vườn và tiêu hủy.
- Phải tạo mương rãnh, thoát nước tốt trong giai đoạn mưa.
- Đối với những phần vỏ mới chớm bị, nên cạo sạch sau đó bôi thuốc trừ nấm vào.
- Tăng cường bón phân hữu cơ kết hợp nấm vi sinh đề kháng nấm xâm nhiễm ở đầu mùa mưa và cuối.
- Đi phân hóa học cân bằng kết hợp humic giai đoạn nuôi trái, tăng sức đề kháng cho cây
- Luân phiên đổi thuốc sâu và nấm bệnh giai đoạn mưa nhiều.
- Khi bệnh xuất hiện phát tán mạnh, cần tiêu hủy tức thì cành bị bệnh, quét hoặc phun thuốc trực tiếp vào.
- Phun thuốc hóa học như Validacin, Bordeaux để cô lập vùng bệnh tránh lây lan và bệnh ngưng phát triển.
- Thường xuyên thăm vườn, quan sát kỹ để xử lý kịp thời, hạn chế bệnh phát tán.