Ghẻ sẹo trên cây có múi và cách phòng trị như thế nào đạt hiệu quả.

ghe-se0-tren-cay-co-mui-kimnong01.jpg

Ghẻ sẹo trên cây có múi là vấn đề nan giải của nhiều nhà vườn hiện nay. Chúng tấn công vào cây trồng, khả năng lây lan rất cao. Làm ảnh hưởng trực tiếp sự sinh trưởng của cây, gây thất thoát về số lượng cũng như năng suất chất lượng nông sản. Vậy để làm thế nào để quản lý được tình trạng này, hạn chế lây lan bùng phát nấm bệnh. Để giải quyết vấn đề trên, hãy cùng tìm hiểu qua bài chia sẻ của Kim Nông Goldstar.

Ghẻ sẹo trên cây có múi với nguyên nhân và biểu hiện như sau:

  • Bệnh do nấm Elsinoe Fawcetti gây ra.
  • Bệnh gây hại trên tất cả bộ phận của cây, tấn công sớm ở những bộ phận còn non.
  • Vết bệnh tấn công ở mặt dưới lá của cây trồng qua vết thương hở.
  • Bệnh gây hại chủ yếu ở giai đoạn cây đang ra đọt non, trái non.
  • Bệnh phát triển mạnh trong điều kiện thời tiết độ ẩm cao, thường sau những cơn mưa, nấm phát sinh mạnh.
  • Làm cho phiến lá bị biến dạng, lá bị co dúm hoặc nhăn nheo.
  • Những vết bệnh thường ít khi thấy các quầng màu vàng sáng xung quanh.
  • Khi bệnh phát triển mạnh sẽ xuất hiện những nốt u sần nổi lên mặt lá.
ghe-seo-tren-cay-co-mui-kimnong01.jpg
Trái bị nấm bệnh gây hại nặng.

Ghẻ sẹo trên cây có múi với biện pháp phòng trừ:

  • Thu gom tàn dư thực vật, cành nhiễm sâu bệnh ra khỏi vườn đem tiêu hủy.
  • Trong quá trình cắt tỉa hạn chế tạo ra vết thương hở, phòng nấm tấn công.
  • Khi đọt non chớm xuất hiện nên phun một số loại sâu và nấm bệnh để phòng ngừa.
  • Tăng cường bón phân hữu cơ vi sinh nhằm tăng sức đề kháng cho cây, chống chịu với nấm bệnh trong giai đoạn thời tiết mưa nhiều.
  • Trong giai đoạn trái non khi bón phân nên kết hợp với Super Humic Fulvic giúp cây phục hồi sức, tăng để kháng.
  • Bón phân hợp lý, tránh hiện tượng thiếu dinh dưỡng ở trái non.
  • Sử dụng một số loại thuốc hóa học để cô lập và phòng ngừa nấm bệnh như: Miksabe, Kumulus, Cabrio Top, Anvil.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *