Bệnh khô trái trên mãng cầu, nguyên nhân và cách phòng trị

bệnh khô trái mãng cầu

Bệnh khô trái trên mãng cầu do nấm Lasiodilodia thobromae gây ra. Bệnh gây hại trên lá, hoa và trái. Làm giảm năng suất và chất lượng nông sản.

Mãng cầu na là cây dễ trồng, dễ chăm sóc, thời gian thu hoạch nhanh, lợi ích kinh tế cao. Tuy nhiên, trong quá trình chăm sóc thường gặp phải một số bệnh làm ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng nông sản. Một trong số đó là bệnh khô trái do nấm, bà con thường gọi là mãng cầu điếc.

bệnh khô trái trên mãng cầu

Nguyên nhân gây ra bệnh khô trái mãng cầu

  • Mật độ trồng quá dày, không cung cấp đủ lượng nước tưới. Cây bị che khuất bởi bóng râm, độ ẩm cao là điều kiện nấm bệnh tấn công.
  • Vào vụ hè thu, thời tiết nắng mưa xen kẽ, nấm bệnh thường phát sinh gây hại. Bệnh mãng cầu khô đen khi đã xuất hiện trên vườn sẽ gây hại suốt quá trình sinh trưởng của cây.
  • Bệnh nặng nhất cũng rơi vào thời kỳ rụng lá của mãng cầu, vào cuối thu. Trong số lá, cành tăm khô gãy rụng có thể chứa nhiều nấm và bào tử, nếu không được thu gom, tiêu hủy thì đây là nguồn gây bệnh. Những cành khô và những trái mãng cầu khô đen trên cành cũng là một nguồn lây lan bệnh.

Biểu hiện của bệnh

  • Trên lá bị nhiễm bệnh thường xuất hiện các đốm đen, xung quanh có viền vàng. Các vết bệnh đan xen nhau trên lá và làm cho lá biến vàng rụng sớm.
  • Nụ và hoa bị nhiễm bệnh thường bị héo khô và biến màu thâm đen.
khô bông mãng cầu do nấm
  • Trái bị nhiễm nấm có thể khô một phần hoặc nguyên trái. Trái khô một phần là do phần vỏ còn được nuôi dưỡng nên còn tươi, ruột thì chai, khô không ăn được.
  • Vườn mãng cầu có bệnh khô đen có năng suất và chất lượng của quả giảm nghiêm trọng.

Biện pháp phòng trừ bệnh khô trái trên mãng cầu hiệu quả

  • Nên trồng với mật độ vừa phải, thông thoáng, nên tỉa cành vô hiệu, càng sâu bệnh.
  • Tưới các loại thuốc ngừa nấm bệnh vào mùa mưa: Ridomil Gold, Agri-fos 480,…

>> Tham khảo thêm các loại thuoc-bvtv/thuoc-tru-benh/ tại đây

  • Xử lý tỉa cành, dọn cành sâu bệnh sau mỗi vụ thu hoạch.
  • Nếu phát hiện cây bị nhiễm nấm bệnh, tiến hành dọn và gom lại tiêu hủy, xịt thuốc cho các cây còn lại.
  • Tránh bón thừa phân đạm. Những cây nào mùa trước đã bị thì nên tăng cường bón thêm Kali để tăng sức đề kháng. Tưới thêm một số dạng kích ra rễ mạnh cho cây: Roots 10, Super Humic Fulvic, Bio Vip,…
hạn chế khô trái mãng cầu

>> Xem thêm về các sản phẩm này tại : https://kimnonggoldstar.vn/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *