Bệnh đốm rong trên cây sầu riêng và biện pháp quản lý

Bệnh đốm rong là loại bệnh xuất hiện phổ biến trên cây sầu riêng và các loại cây trồng khác vào mùa mưa. Nếu phát triển mạnh, bệnh sẽ gây hại nặng cho cây sầu riêng trên nhiều bộ phận khác nhau, khiến cây không thể quang hợp, còi cọc, sinh trưởng kém. Từ đó, ảnh hưởng đến chất lượng mùa vụ và kinh tế của người nông dân.

Để hiểu rõ hơn về bệnh đốm rong cũng như cách phòng ngừa và điều trị loại bệnh hại này kịp lúc, mời bà con cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.

1. Bệnh đốm rong là gì?

Bệnh đốm rong là những vết bệnh hình tròn tựa như nấm xuất hiện rải rác trên lá, thân, cành của cây sầu riêng vào mùa mưa.

Tên khoa học: Cephaleuros sp.

Tác nhân gây bệnh đốm rong trên cây sầu riêng

Tảo Cephaleuros virescens là nguyên nhân gây ra bệnh đốm rong trên cây sầu riêng và những cây có múi khác như cam, bưởi, quýt. Một số loại cây ăn trái như xoài, ổi, nhãn, chôm chôm cũng là đối tượng ký chủ yêu thích của loại tảo này.

Lá sầu riêng bị mắc bệnh đốm rong
Lá sầu riêng bị mắc bệnh đốm rong

2. Triệu chứng, biểu hiện

Bệnh gây hại trên hầu hết các bộ phận của cây sầu riêng từ thân, cành đến lá. Mỗi bộ phận bị gây hại sẽ có biểu hiện đặc trưng khác nhau.

Biểu hiện của bệnh đốm rong trên lá:

Ban đầu, vết bệnh có hình dạng đốm tròn với một lớp lông nhung mọc nhô lên trên bề mặt lá, kích thước 3-5 mm, màu đỏ nâu hoặc xanh xám. Về sau, vết bệnh cũ sẽ chuyển sang màu xám nâu và khô lại.

Vết bệnh sẽ lan rộng nhanh khi gặp điều kiện thời tiết thích hợp. Mô lá ở mặt dưới của vết bệnh bị hoại tử và có những sợi tảo màu nâu đỏ mọc xuyên qua.

Lá bị bệnh đốm rong nặng
Lá bị bệnh đốm rong nặng

Khi bệnh nặng, các đốm rong sẽ xuất hiện dày đặc chi chít hơn.

Bệnh đốm rong thường xuất hiện, gây hại phổ biến trên lá trưởng thành.

Bệnh đốm rong làm lá bị thô cứng, ảnh hưởng đến quá trình quang hợp của cây, khiến cây còi cọc và sinh trưởng kém.

Biểu hiện của bệnh đốm rong trên thân, cành:

Bệnhthường tấn công, gây hại trên thân và cành già của tán cây.

Đầu tiên, vết bệnh là những chấm nhỏ hình tròn hoặc hình bầu dục màu xanh sau đó chúng lớn dần và phát triển thành từng mảng.

Vết bệnh hình tròn có lớp tơ màu xanh rêu, ở giữa có màu đỏ nâu.

Nếu bệnh nặng, các đốm rong có thể lan lên nhánh và cả trái.

Bệnh gây hại khiến vỏ cây trên thân, cành bị nứt và khô.

Điều kiện phát sinh, phát triển bệnh đốm rong trên cây sầu riêng

Mầm bệnh do tảo Cephaleuros virescens dễ có trong tự nhiên và dễ lây lan bởi chúng ký sinh trên nhiều loại cây trồng khác nhau.

Bệnh phát triển, gây hại mạnh trong điều kiện thời tiết chuyển biến phức tạp.

Vườn rậm rạp, thiếu ánh sáng, kém thông thoáng khiến độ ẩm tăng cao là môi trường yêu thích để bệnh phát sinh và phát triển.

Mùa mưa kéo dài, mưa càng nhiều càng tạo điều kiện thuận lợi để bệnh phát triển mạnh.

Bệnh thường xuất hiện ở giai đoạn trước và sau khi thu hoạch vì thời điểm này sức đề kháng cây kém, cây suy yếu, dễ bị nấm bệnh tấn công.

Tuổi của cây cũng là yếu tố ảnh hưởng đến việc cây trồng bị nấm bệnh tấn công, cây càng lớn tuổi, càng dễ dàng bị nấm xâm nhập và gây hại.

3. Biện pháp phòng trừ và điều trị

Để vườn sầu riêng được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, khỏe mạnh, đủ chất đề kháng chống lại các loại bệnh hại và sâu bệnh, đặc biệt là bệnh đốm rong vào mùa mưa cũng như có được mùa vụ bội thu, bà con cần áp dụng nhiều hình thức biện pháp phòng ngừa và điều trị bệnh khác nhau như:

Biện pháp canh tác

Cung cấp đủ lượng nước và chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng.

Không trồng cây ở mật độ quá dày, để vườn có khoảng trống đón ánh nắng mặt trời, thoát độ ẩm không khí.

Thường xuyên thăm vườn để kịp thời phát hiện nguồn bệnh và có biện pháp điều trị thích hợp.

Dọn dẹp lá rụng, tàn dư cây trồng dưới đất và quanh gốc cây nhằm giảm độ ẩm không khí và đất.

Đào mương, rãnh hoặc đắp mô giúp cây thoát nước tốt.

Thường xuyên kiểm tra độ pH đất, giữ đất luôn tơi xốp, tạo điều kiện cho các vi sinh vật có lợi phát triển.

Sau khi thu hoạch, nên rửa vườn để rửa sạch các bào tử nấm bệnh, nguồn bệnh trong vườn.

Biện pháp hóa học:

Khi phát hiện bệnh xuất hiện trên lá sử dụng thuốc gốc Đồng (Coc 85, Boóc-đô 1%,  Kocide, Champion, Norshield,…) hoặc thuốc gốc lưu huỳnh (Kumulus, Sulox,…) phun trên lá. Nếu bệnh trên thân, cành có thể sử dụng thuốc gốc Đồng pha đậm đặc quét lên thân, cành. Có thể quét vôi lên gốc thân vào đầu và cuối mùa mưa để phòng bệnh cho những vườn thường xuyên bị nhiễm bệnh.

Kim Nông Goldstar Sản Phẩm Chất Lượng – Dịch Vụ Hoàn Hảo!

Mời quý bà con tham khảo thêm sản phẩm tại: https://kimnonggoldstar.vn/

Theo dõi chúng tôi để cập nhật thêm nhiều tin tức bổ ích tại Fanpage: Kim Nông Goldstar

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *