Vàng lá thối rễ cà phê là căn bệnh không khó để phòng trị, tuy nhiên phải cần có biện pháp từ canh tác tới xử lý khi bị bệnh để đạt hiệu quả cao nhất, không để lại hậu quả trên cây trồng.
Nguyên nhân vàng lá thối rễ cà phê
Do vết thương cơ học, tuyến trùng, rệp sáp đất, nhện đất… tạo nên vết thương hở. Từ đó nấm Fusarium spp. và Rhizoctonia solani sẽ xâm nhậm và gây bệnh vàng lá thối rễ.
Triệu chứng:
- Trên cà phê kiến thiết cơ bản cây có triệu chứng sinh trưởng và phát triển kém, chùn đọt, cây thấp, ít cành lá, lá vàng, thối rễ cọc, cây thường bị nghiêng trong mùa mưa và rất dễ nhổ lên bằng tay. Bệnh xuất hiện ở tất cả các độ tuổi trên cây cà phê tái canh, cả trong giai đoạn vườn ươm.
- Trên cà phê đã cho quả, cây sinh trưởng chậm, có ít cành thứ cấp, lá chuyển sang màu vàng, rễ tơ bị thối. Bệnh thường xuất hiện ở các cây già, canh tác trong thời gian dài nhưng không được bổ sung hữu cơ đầy đủ cũng như không bón phân hóa học cân đối.
Thời điểm gây hại
- Bệnh thường xuất hiện vào giữa mùa mưa.
- Nấm bệnh tồn tại trong đất xâm nhập vào cây qua vết thương do tuyến trùng gây ra.
- Bệnh gây hại nặng cho cây ở vùng đất ẩm ướt thoát nước không tốt và tuyến trùng gây hại nặng.
Biện pháp phòng ngừa
Biện pháp canh tác
- Trồng giống kháng bệnh.
- Xử lý đất trước khi trồng 15 ngày để tiêu diệt tuyến trùng. Đối với trường hợp tái canh thì không đào hố trồng trên các hố cũ.
- Bón phân cân đối để tăng sức khỏe cây trồng.
- Sử dụng một số loại phân bón kết hợp để tăng sức đề kháng của cây như Agrifos 480.
- Phòng trị tuyến trùng sớm bằng chế phẩm sinh học Trichoderma ĐHNL. Phải phòng trừ tuyến trùng tốt, tuyến trùng càng nhiều thì bệnh sau này sẽ càng khó trị vì phải trải qua nhiều bước.
- Thoát nước tốt, tránh ngập úng lâu dài.
- Tránh tạo vết thương cơ giới, nên làm xốp đất vào trước mùa mưa. Tránh tác động vào bộ rễ vào thời điểm mưa nhiều và đang có dấu hiệu bệnh.
- Thường xuyên kiểm tra vườn để xử lý ngay khi phát hiện, tránh trường hợp bệnh nặng làm chết cây.
Trị bệnh vàng lá thối rễ cà phê
Đối với cây bệnh nặng thì phải nhổ bỏ, xử lý đất bằng các biện pháp hóa học, phơi đất để có thể tái canh.
Xử lý đối với cây mới bị nhiễm bệnh: xới nhẹ đất xung quanh gốc, tưới ướt vùng đất xung quanh gốc bằng dung dịch thuốc:
- Thuốc trị nấm: Kết hợp Agrifos 480 với Mataxyl 500WP để tăng cường hiệu quả.
- Kết hợp thuốc trừ tuyến trùng bằng các loại thuốc chứa Abamectin như Tervigo 020 SC, Clinotilolite như Map Logic 90 WP.