Thiếu dinh dưỡng trên cây trồng là có thể do đất trồng không thỏa mãn và việc bón bổ sung dinh dưỡng không đủ hoặc bón đủ nhưng cây trồng không sử dụng được, hoặc bón mất cân đối. Vậy làm thế nào để nhận biết cây trồng đang thiếu dinh dưỡng ?
Các yếu tố dinh dưỡng chính ảnh hưởng đến cây trồng:
- Đa lượng: Đạm (N), Lân (P), Kali ( K)
- Trung lượng: Canxi (Ca), Magie (Mg), Lưu Huỳnh (S).
- Vi lượng: Đồng (Cu), Kẽm (Zn), Bo (B), Mangan (Mn), Molipden (Mo), Sắt (Fe), Clo (Cl).
Tình trạng thiếu dinh dưỡng trên cây trồng được biểu hiện như sau:
Biểu hiện thiếu dinh dưỡng đa lượng:
Thiếu Đạm: cây sinh trưởng kém, lá non mỏng màu xanh nhạt, các lá gìa chuyển vàng và rụng sớm. Kích thước lá bị nhỏ đi. Đẻ nhánh và phân cành kém.
Thiếu Lân: Thiếu lân không một tế bào sống nào có thể tồn tại. những lá già có những mảng màu huyết dụ (tía). Cây thiếu lân lá bị nhỏ lại và bản lá bị hẹp và có xu hướng dựng đứng. Khi lá chưa biến sang mầu tía thì mầu lá bị tối lại so với cây có đủ lân. Thiếu lân cây sinh trưởng chậm lại và quá trình chín cũng bị kéo dài.
Thiếu Kali: Các lá già trở nên vàng sớm và bắt đầu từ bìa lá sau đó bìa lá và đầu lá có thể trở nên đốm vàng hoặc bạc, bìa lá chết và bị hủy hoại và lá có biểu hiện như bị rách.
Biểu hiện thiếu dinh dưỡng trung lượng trên cây:
Thiếu Magie: Lá vàng ở phần thịt giữa các gân lá, xuất hiện chủ yếu ở lá già hoặc các lá bên dưới của cành mang trái, trong khi lá non vẫn còn xanh. Phần xanh còn lại của lá có hình chữ V ngược ở cuống lá. Trường hợp thiếu Mg trầm trọng, toàn bộ lá bị vàng, có thể rụng sớm. Trái nhỏ và ít ngọt.
Thiếu Canxi: Các lá non của cây mới trồng bị biến dạng và có màu xanh lụa sẫm không bình thường, thiếu nặng cành non bị chết; lá có hình đài hoa và quăn; đôi khi trái bị nứt, vị đắng, trái không bảo quản được lâu. Có thể khắc phục bằng folical-chong-nut-trai
Thiếu Lưu Huỳnh: xảy ra ở các lá non đầu cành, đầu ngọn và thân. Lá non bị mất màu xanh, chuyển thành vàng sáng hoặc trắng xanh, lá mỏng, cả gân lá và phiến lá đều mất màu, rìa lá uốn cong và dễ bị rách từ bìa lá vào.
Biểu hiện thiếu dinh dưỡng vi lượng trên cây trồng
Thiếu Mangan: Triệu chứng chủ yếu xuất hiện ở các lá non, gân lá và phần thịt gần gân lá có màu xanh đậm, thịt lá màu xanh nhạt hơn, sau chuyển màu vàng.
Thiếu Kẽm: lá vàng gân xanh, nhỏ dần và đóng lá dầy, thân, cành không phát triển, trái nhỏ, chất lượng kém. Triệu chứng thiếu kẽm nhẹ xuất hiện ở lá non, không xuất hiện ở lá già.
Thiếu Bo: Triệu chứng thiếu B thường bắt đầu xuất hiện ở các bộ phận non của cây. Các lá non thường bị biến dạng, mỏng, màu xanh nhạt. Trên bề mặt lá thường có những đốm nhỏ màu vàng trắng. Xuất hiện nhiều vết rạn nứt trên thân và cuống trái. Thiếu B làm hoa kém phát triển, sức sống hạt phấn kém.
Thiếu Molypden: cây sinh trưởng phát triển kém. Trên lá, xuất hiện nhiều đốm vàng, kích thước khá to ở giữa các gân.
Thiếu Đồng. Cây trồng thiếu đồng thường hay có hiện tượng chảy gôm (rất hay xảy ra ở cây ăn quả), kèm theo các vết hoại tử trên lá hay quả.
Thiếu Sắt: Thiếu Sắt gây ra hiện tượng màu xanh lá cây nhợt nhạt (bạc lá) với sự phân biệt rõ ràng giữa những gân lá màu xanh và khoảng giữa màu vàng. Thiếu sắt nặng có thể chuyển toàn bộ cây thành màu vàng tới trắng lợt.ưu
Thiếu Clo: Thiếu clo đỉnh lá non bị héo, úa vàng, cuối cùng chuyển màu đồng thau và chết.
Lưu ý:
Nhận biết được các biểu hiện thiếu dinh dưỡng trên cây trồng để có cách bón cân đối giữa các nguyên tố đa lượng, trung lượng và vi lượng. Kết hợp phân hóa học và phan-bon-huu-co, đáp ứng đúng nhu cầu của từng loại cây nhằm tối ưu hóa năng suất và chất lượng nông sản.