MÍT BỊ SƠ ĐEN NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH PHÒNG TRỊ

Mít bị sơ đen là vấn đề được nhiều bà con quan tâm, có 2 nguyên nhân phổ biến nhất đó là thứ nhất là do vi khuẩn và thứ hai là do thiếu canxi.

1. Mít bị sơ đen do vi khuẩn tấn công:

Mưa nhiều tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển xâm nhập vào trái mít. Vi khuẩn xâm nhập vào trái theo nước mưa bằng hai con đường:

Thứ nhất là qua nướm hoa cái mở ra nhận phấn, xâm nhập vào trái, đi vào vòi nhụy và đến bầu noãn.

Thứ hai là giữa trái đơn có khoảng hở, vi khuẩn theo nước mưa đi vào.

+ Tại đây vi khuẩn phát triển và làm cho múi không thụ phấn được, hạt bị lép. Nếu vi khuẩn vào sau khi đã thụ tinh thì làm cho hạt non bị hư và chuyển thành màu đen.

Mít bị sơ đen
Mít bị sơ đen

+ Ngoài ra, vi khuẩn có thể đi vào trái từ khe hở giữa các múi mít. Do hình dạng bên ngoài của mít lồi lõm nên vị trí lõm sẽ là nơi chứa nước mưa, có độ ẩm cao là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.

+ Côn trùng chích hút vào cuốn, trái gây vết thương hở tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập. Vì thế bệnh sơ đen chủ yếu xuất hiện vào mùa mưa và mùa khô tương đối ít.

2. Mít bị sơ đen do thiếu canxi:

 Canxi là chất rất cần thiết đối với trái mít thái, đặc biệt là trong giai đoạn mang trái, hiện tượng đen xơ ở mít thường diễn vào mùa mưa là do thiếu canxi.

+ Mưa càng nhiều thì Canxi trong đất càng bị thất thoát, dẫn tới cây mít hấp thu kém. Vì vậy, đề phòng ngừa bệnh đen xơ mít, nên bổ sung Canxi cho mít trong suốt quá trình mang trái của cây đặc biệt là giai trước và sau khi ra hoa, giai đoạn trái nhỏ. (những loại phân bón chứa hàm lượng canxi cao).

Mít non bị sơ đen
Mít non bị sơ đen

3. Biện Pháp Phòng Ngừa

+ Tỉa trái: việc tỉa trái mít cũng rất quan trọng, giúp ta có thể loại bỏ những trái mít có khả năng bị sơ đen cao ngay từ khi trái còn nhỏ. Hãy chọn những trái mít có dạng hình trụ thay vì tròn, gai đều, trái không méo, móp. Chọn cuống trái mập, tròn chứ khôn chọn cuống dị dạng, hơi dẹp. Cũng không chọn màu cuống xanh sậm….

Phun thuốc trị côn trùng chích hút định kỳ: có thể sử dụng thuốc có hoạt chất sinh học mát như: Abamectin, Ebamectin… 7 – 10 ngày phun 1 lần trong giai đoạn mang trái.

+ Sử dụng miếng nilon để che không cho nước mưa hạn chế xâm nhập vào miệng cuống. Sẽ hạn chế được vi khuẩn xâm nhập qua đường nước mưa, giúp trái thụ phấn tốt hơn. Phải sử dụng miếng nilon ngay từ truớc khi trái bắt đầu thụ phấn thì mới đạt hiệu quả cao.

+ Bổ sung canxi cho mít định kỳ và đúng liều lượng trong giai đoạn nuôi trái. Có thể dùng sản phẩm CANCI FOLICAL kết hợp Lớn Trái Mít Ngừa Sơ Đen phun cho cây và trái định kỳ 10 -15 ngày phun 1 lần.

Kim Nông Goldstar Sản Phẩm Chất Lượng – Dịch Vụ Hoàn Hảo!

Mời quý bà con tham khảo thêm sản phẩm tại: https://kimnonggoldstar.vn/

Theo dõi chúng tôi để cập nhật thêm nhiều tin tức bổ ích tại Fanpage: Kim Nông Goldstar.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *