Một số bệnh hại thường gặp trên cây mãng cầu na là vấn đề quan trọng trong vấn đề canh tác. Nó ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng của nông sản. Cần có biện pháp quản lý bệnh hại để hạn chế tối đa ảnh hưởng đến cây trồng.
Cây mãng cầu là cây dễ trồng, dễ chăm sóc và mang lại giá trị kinh tế cao cho nhà nông. Vì vậy việc chăm sóc và quản lý sâu bệnh hại là hết sức quan trọng.
Một số bệnh hại thường gặp trên mãng cầu na làm ảnh hưởng đến năng suất.
Bệnh thán thư hại mãng cầu thường gặp
Bệnh thán thư thường do tác nhân nấm gây ra
Biểu hiện của bệnh:
- Trên lá, bệnh tạo thành các đốm nâu hình tròn, xung quanh có quầng vàng. Đặc trưng của bệnh là những vòng đen đồng tâm, trên vết bệnh có những chấm đen nhỏ là các ổ bào tử.
- Trên chồi non, vết bệnh ban đầu có dạng thấm nước, sau chuyển màu nâu tối. Trời nắng, chồi bị chết khô, trời mưa thì bị thối. Vết bệnh có thể lây xuống dưới làm khô cành.
- Hoa bị bệnh có màu nâu khô, rụng hoa nhiều. Nấm bệnh thường xâm nhiễm trên trái non với triệu chứng đầu tiên là những đốm nâu đen trên trái, hơi ướt, sau vết bệnh lan rộng dần và khi bị nặng cả trái bị khô đen và rụng. Trái lớn cũng có thể bị tấn công làm trái bị khô đen một phần.
Phòng trị bệnh:
- Tỉa cành thông thoáng sau khi thu hoạch, loại bỏ cành sâu bệnh ra khỏi vườn.
- Phun các sản phẩm phòng trị nấm: Agri-fos 640, Ridomil Gold, Mancozed,..
>> Tìm hiểu một số sản phẩm thuoc-bvtv/thuoc-tru-benh/ tại đây
Bệnh nấm bồ hóng hại mãng cầu thường gặp
Tác nhân do nấm Capnodium sp.-Lớp:Ascomyvetes
Biểu hiện bệnh:
Bệnh tạo thành lớp bồ hóng đen bám trên lá và trái. Nấm sinh sống phát triển trên chất dịch do các loài rệp tiết ra, thường không phá hại tế bào nhưng làm giảm khả năng quang hợp của lá và giảm giá trị của trái. Trời khô, nắng nóng nấm có thể tự bong tróc ra.
Phòng ngừa bệnh bằng việc phòng trừ rệp.
Bệnh hại thường gặp vào mùa mưa trên cây mãng cầu: vàng lá thối rễ
Bệnh này do nấm Fusarium solani-Lớp:Deuteromycetes
Biểu hiện của bệnh
Cây bị bệnh không có triệu chứng gì đặc biệt ngoài biểu hiện sinh trưởng kém dần, lá vàng và rụng, trái ít và nhỏ. Nấm sống trong đất phá hại bộ rễ, hạn chế sự hấp thu nước và chất dinh dưỡng cung cấp cho cây. Bị hại nặng lâu ngày, bộ rễ có thể bị phá hại hoàn toàn làm cho cây chết
Nấm phát triển thích hợp ở nhiệt độ 28-30 độ C. Bệnh phát sinh gây hại nhiều ở những vườn thường đọng nước trong mùa mưa, nơi có mực nước ngầm cao. Những cây mãng cầu trồng 5 năm bị hại nặng do nấm tích lũy nhiều.
Phòng trừ bệnh bằng việc xử lý tưới gốc: Agri-fos 640, Ridomil Gold, Manozeb,… Kết hợp tưới kích thích ra rễ bằng Super Humic Fulvic, Roots 10, Pro Amino.
>> Xem chi tiết về các sản phẩm này tại: danh-muc-san-pham/phan-bon-la-cao-cap/phan-bon-la-huu-co/
Tham khảo thêm về bệnh benh-rung-la-non-mang-cau-lam-the-nao-khac-phuc-hieu-qua-nhat/ để có cách phòng ngừa tốt nhất.
Quản lý một số bệnh hại trên cây mãng cầu giúp bà con nâng cao năng suất kinh tế. Tăng tuổi thọ cho cây trồng.