Chăm sóc sầu riêng không đi đọt và giải pháp ngăn sượng cơm khi nuôi trái

Chăm sóc sầu riêng không đi đọt là bí quyết then chốt giúp nhà vườn ngăn hiện tượng sượng cơm, rụng trái trong giai đoạn nuôi cơm. Hiện tượng cây đi đọt làm dinh dưỡng bị chia sẻ, ảnh hưởng đến chất lượng trái và làm giảm năng suất đáng kể, đặc biệt ở các vườn thiếu kinh nghiệm kỹ thuật.

1. Vì sao cần kiểm soát đọt trong giai đoạn nuôi trái?

Giai đoạn nuôi trái, cây sầu riêng cần dồn toàn bộ dưỡng chất để nuôi cơm.

Nếu cây ra đọt mới, đọt sẽ cạnh tranh dinh dưỡng, khiến trái non bị rụng, múi cơm bị sượng hoặc phát triển không đều.

Một số giống như Ri6, Monthong cực kỳ nhạy cảm với hiện tượng này, nếu không xử lý đúng thời điểm sẽ ảnh hưởng toàn bộ vụ thu hoạch.

2. Kỹ thuật sầu riêng không đi đọt hiệu quả

Bước 1: Lấy cơi đọt sớm, đúng thời điểm

Giai đoạn mắt cua bắt đầu thành “viên bi”, cuống bông đạt 1cm là thời điểm vàng để tưới dung dịch hữu cơ nâng pH.

Chu kỳ tưới: 7 ngày/lần

Miền Đông: sau 12 ngày cây có thể đi đọt

Tây Nguyên: sau 15–17 ngày

Nếu thao tác đúng, khi cuống bông đạt 1,5cm, lá lụa sẽ xổ đều, không còn áp lực ra đọt sau này.

Bước 2: Phun thuốc rước đọt và dưỡng đọt hợp lý

Khi xuất hiện mũi giáo, cần phun rước đọt kèm thuốc rầy.

Khi lá đầu mở và chuẩn bị xòe cặp lá thứ 2, bón dinh dưỡng để nuôi đọt và bông cùng lúc.

3. Dinh dưỡng giai đoạn 30–45 ngày sau xổ bông

Tránh bón NPK đạm cao hoặc phân 3 số đậm.

Ưu tiên bón lá có kali hữu cơ cao, đạm thấp giúp lụa nhanh – không bật đọt mạnh.

Bổ sung Canxi, Bo, Silic để chống nứt gai

Bổ sung Mg, Zn, Fe nếu gai bị xanh

4. Lịch bón phân nuôi trái theo từng giống

Ngừa nứt gai: phun Canxi + Bo + Silic định kỳ

Xử lý xanh gai: bổ sung Mg, Zn, Fe và các vi lượng thiết yếu khác

GiốngBón lần 1Bón lần 2
Ri655–60 ngày70–80 ngày
Thái65–70 ngày90–100 ngày

→ Giai đoạn này cần bổ sung Canxi, Magie, Silic và Kali cao để cơm vàng, ngọt, chắc múi.

Lưu ý: Giảm nước tưới dần 1 tuần trước thu hoạch, ngưng tưới 2–3 ngày để trái gom cơm tốt hơn.

5. Phòng bệnh nấm thối trái

Phun thuốc nấm định kỳ từ ngày thứ 5–60 sau khi đậu trái.

Luân phiên hoạt chất để tránh kháng thuốc và bảo vệ chất lượng trái.

Kết luận

Kiểm soát hiện tượng sầu riêng đi đọt trong giai đoạn nuôi cơm là yếu tố quyết định đến năng suất và chất lượng. Áp dụng đúng kỹ thuật, chăm đúng thời điểm, dinh dưỡng hợp lý – nhà vườn hoàn toàn có thể yên tâm bước vào vụ thu hoạch với trái to, cơm dẻo vàng, hương vị đạt chuẩn xuất khẩu.

Kim Nông Goldstar Sản Phẩm Chất Lượng – Dịch Vụ Hoàn Hảo!

Mời quý bà con tham khảo thêm sản phẩm tại: https://kimnonggoldstar.vn/

Theo dõi chúng tôi để cập nhật thêm nhiều tin tức bổ ích tại Fanpage: Kim Nông Goldstar

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *