Chủ động các giải pháp thu hoạch và tiêu thụ sầu riêng

Sầu riêng sắp vào giai đoạn thu hoạch

Tỉnh Đắk Lắk đang chuẩn bị bước vào thu hoạch chính vụ sầu riêng – một lại trái cây có giá trị kinh tế vượt trội so với các cây trồng khác. Việc chủ động thu hoạch và tiêu thụ sầu riêng là một việc làm cần thiết ngay lúc này, để bà con có một vụ mùa như ý.

Sầu riêng sắp vô thu chính vụ
Sầu riêng sắp vô thu chính vụ

Năm nay, sầu riêng được mùa cộng thêm nhiều diện tích trồng mới bắt đầu cho thu hoạch nên dự báo sản lượng tiêu thụ ra thị trường sẽ hơn 100.000 tấn. Tỉnh Đắk Lắk, doanh nghiệp và thương lái đã chủ động vào cuộc để khâu thu hái, lưu thông, tiêu thụ sầu riêng không bị đứt gãy, hạn chế thấp nhất tác động tiêu cực do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.

Chính quyền chủ động

Huyện Krông Pắc được xem là “thủ phủ” sầu riêng của tỉnh Đắk Lắk với diện tích hơn 3.300 ha. Dự kiến năm 2021, sản lượng sầu riêng đạt từ 40.000 – 45.000 tấn, giá trị thu được ước tính 2.000 tỷ đồng.

 Sầu riêng đã mang lại nguồn thu nhập và lợi nhuận rất lớn cho người dân, góp phần phát triển kinh tế – xã hội địa phương.

Tuy nhiên, hiện nay tình hình dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến phức tạp nên dự báo đầu ra cho sản phẩm sẽ hết sức khó khăn. Lường trước được vấn đề này, ngay từ đầu tháng 7 vừa qua, Ban Thường vụ Huyện ủy Krông Pắc đã có báo cáo đề nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy lãnh đạo, chỉ đạo Ban cán sự Đảng UBND tỉnh, các sở, ngành liên quan hỗ trợ, kết nối tiêu thụ, xuất khẩu nông sản, nhất là sản phẩm sầu riêng.

Bà Ngô Thị Minh Trinh, Phó Chủ tịch UBND huyện Krông Pắc cho biết, UBND huyện đã xây dựng kế hoạch tổ chức thu hoạch và tiêu thụ sản phẩm sầu riêng trên địa bàn huyện Krông Pắc trong tình hình dịch COVID-19.

Theo đó, huyện đã chỉ đạo các phòng ban và UBND cấp xã chủ động thực hiện rà soát, thống kê và thông tin sản lượng sầu riêng trên địa bàn, sản lượng dự kiến thu hoạch theo từng thời điểm, tiêu chuẩn chất lượng, nhu cầu kết nối tiêu thụ, giá cả.

Qua đó, hỗ trợ phương tiện, người thu mua ra vào thu hoạch thuận tiện; triển khai việc thành lập các tổ liên kết giữa các hộ trồng sầu riêng theo khu vực, địa bàn để hỗ trợ trong thu hoạch, vận chuyển.

Để mở rộng kênh phân phối, tiêu thụ sản phẩm huyện đã chủ động liên hệ, thường xuyên trao đổi, vận động xúc tiến, mời gọi các chợ đầu mối toàn quốc, các đối tác tiêu thụ lớn.

Doanh nghiệp, thương lái đồng hành

Trong bối cảnh đó, UBND tỉnh đã có văn bản chỉ đạo các ngành, địa phương vừa thực hiện hiệu quả các biện pháp phòng chống dịch, vừa phải hỗ trợ tạo điều kiện để sản xuất nông nghiệp cũng như lưu thông các mặt hàng nông sản, nhất là sản phẩm trái cây đang thu hoạch được thuận lợi.

Ngành nông nghiệp cũng đã đề nghị UBND tỉnh có chỉ đạo chung cho các sở ngành có liên quan như Sở Giao thông vận tải, Sở Công Thương, Sở Y tế phải có sự thống nhất và có văn bản hướng dẫn về quy trình phòng chống dịch kết hợp thu mua, vận chuyển nông sản để đảm bảo vừa thuận lợi vừa thực hiện tốt các quy định phòng chống dịch.

Cùng đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đắk Lắk cũng đã đề nghị với UBND tỉnh kiến nghị với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương, Bộ Thông tin và Truyền thông…

có những hỗ trợ tỉnh trong việc quảng bá, giới thiệu sản phẩm nông sản của tỉnh để có sự kết nối với doanh nghiệp, sàn giao dịch thương mại điện tử, các thành phố. Từ đó, kết nối cung cầu nhằm tiêu thụ sản phẩm nông sản cho người dân được thuận lợi nhất.

Về thông tin về giá sầu riêng giảm sâu, rụng đầy vườn, không có thương lái thu mua, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đắk Lắk cho rằng đó là thông tin chưa thực sự chính xác.

Hơn nữa, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị trong việc kết nối, hỗ trợ tiêu thụ; sự chủ động của doanh nghiệp, thương nhân trong việc tìm kiếm mở rộng thị trường, đầu tư chế biến sẽ góp phần tích cực để giá thu mua sầu riêng ổn định, đảm bảo thu nhập cho bà con.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đắk Lắk, toàn tỉnh hiện có khoảng 12.000 ha sầu riêng, được trồng nhiều tại các huyện như Krông Pắc, Krông Năng, Cư M’gar, thị xã Buôn Hồ.

Ngoài giống bản địa, thực sinh thì các giống sầu riêng có năng suất chất lượng cao Ri6, Dona… được người dân đưa vào trồng nhiều trong những năm gần đây.

Việc thu mua, tiêu thụ sầu riêng chủ yếu do các doanh nghiệp, thương lái Trung Quốc, thương lái từ các tỉnh miền Tây.

Thị trường tiêu thụ chủ yếu là nội địa và xuất bán đi các thị trường như Trung Quốc, Đài Loan (Trung Quốc)…

Do chín muộn, cùng với nhiều giống sầu riêng thơm ngon, đơn cử như sầu riêng Dona da xanh được đánh giá ngon nhất Việt Nam nên giá bán luôn ở mức cao, ổn định trong khoảng từ 25.000 – 60.000 nghìn đồng/kg tùy loại và tùy từng thời điểm.

Kim Nông Goldstar Sản Phẩm Chất Lượng – Dịch Vụ Hoàn Hảo!

Mời quý bà con tham khảo thêm sản phẩm tại: https://kimnonggoldstar.vn/

Theo dõi chúng tôi để cập nhật thêm nhiều tin tức bổ ích tại Fanpage: Kim Nông Goldstar

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *