BỆNH GHẺ LÕM TRÊN CÂY CHANH

Bệnh ghẻ lõm còn có tên gọi khác là “bệnh đốm đen” hay “bệnh ghẻ ruồi”

Tên tiếng Anh: Citrus black spot (CBS)

1. Tác nhân gây bệnh ghẻ lõm trên cây chanh

Nấm Phyllosticta citricarpa là nguyên nhân chính gây nên bệnh ghẻ lõm trên cây chanh và các loại cây có mũi khác.

Bệnh ghẻ lõm trên trái chanh

2. Triệu chứng, biểu hiện nhận biết bệnh ghẻ lõm trên cây chanh

Bệnh ghẻ lõm gây hại chủ yếu trên trái và lá của các loại cây có múi như chanh, cam, quýt, bưởi.

– Trên lá: Ban đầu khi vết bệnh còn nhỏ có màu nâu đỏ, hơi gồ lên sau đó trở thành đốm hoại tử hình tròn, lõm xuống ở phần giữa, có màu sáng và xung quanh có màu nâu đen.

– Trên trái: Khác với bệnh ghẻ lồi, bệnh ghẻ lõm gây hại trên trái tập trung chủ yếu vào giai đoạn trái già đến trái chín với nhiều biểu hiện khác nhau nhưng phổ biến nhất là dạng “đốm cứng”. Ban đầu vết bệnh hình tròn, lõm xuống, có màu xám ở giữa và rìa xung quanh có màu đen và quần xanh nhạt bao quanh vòng ngoài cùng. Ngoài ra, bệnh ghẻ lõm còn gây ra một số triệu chứng khác như “đốm tàn nhan, đốm độc, đốm giả Melanose, đốm đen lốm đốm, đốm cứng chứa bào tử màu đen ở giữa.

Bệnh ghẻ lõm trên lá

3. Điều kiện phát sinh, phát triển bệnh ghẻ lõm trên cây chanh

Bào tử nấm Phyllosticta citricarpa có thể phát tán thông qua gió hoặc nước (nước tưới, nước mưa). Có khi bào tử bay theo gió di chuyển xa đến 25m.

Đặc biệt, những lá và trái đã bị nhiễm bệnh nhưng chưa có biểu hiện ra ngoài chính là nguyên nhân khiến mầm bệnh lây nhiễm đến những nơi xa hơn.

4. Biện pháp quản lý và phòng trừ bệnh:

Để quản lý hiệu quả các loại bệnh nói trên bà còn cần lưu ý một số vấn đề như sau:

Phòng bệnh

Không trồng cây với mật độ quá dày.

Cắt tỉa cành, dọn vệ sinh vườn thông thoáng sau mỗi đợt thu hoạch.

Bón phân cân đối, sử dụng nhiều phân hữu cơ hoai mục hoặc phân hữu cơ sinh học để giúp cây phát triển khỏe, tăng đề kháng với sâu bệnh hại.

Phát hiện sớm, xác định đúng tác nhân gây bệnh để sử dụng thuốc hợp lý. Đặc biệt thường xuyên kiểm tra vườn vào những giai đoạn mẫn cảm với bệnh: khi cây đang ra lá non, cành non, trái non; sau những trận mưa lớn hoặc những ngày có nắng mưa xen kẽ.

Bệnh ghẻ lõm trên trái
Bệnh ghẻ lõm trên trái

Khi vườn đã xuất hiện bệnh cần cắt tỉa cành bệnh, thu gom cành lá bệnh ra khỏi vườn trước khi phun thuốc.

Không trồng cây với mật độ quá dày.

Cắt tỉa cành, dọn vệ sinh vườn thông thoáng sau mỗi đợt thu hoạch.

Bón phân cân đối, sử dụng nhiều phân hữu cơ hoai mục hoặc phân hữu cơ sinh học để giúp cây phát triển khỏe, tăng đề kháng với sâu bệnh hại.

Phát hiện sớm, xác định đúng tác nhân gây bệnh để sử dụng thuốc hợp lý. Đặc biệt thường xuyên kiểm tra vườn vào những giai đoạn mẫn cảm với bệnh: khi cây đang ra lá non, cành non, trái non; sau những trận mưa lớn hoặc những ngày có nắng mưa xen kẽ.

Khi vườn đã xuất hiện bệnh cần cắt tỉa cành bệnh, thu gom cành lá bệnh ra khỏi vườn trước khi phun thuốc.

Sử dụng thuốc 

Norshield 86.2WG  Liều dùng thấp: chỉ từ 200 – 300g/ 200 lít nước.

Phun phòng hoặc phun sớm vào các giai đoạn:

Giai đoạn ra đọt non: phun 1-2 lần.

Giai đoạn ra bông, trái non: phun 2-3 lần cách nhau 10 – 15 ngày.

Sử dụng thuốc trừ bệnh hữu cơ Agrilife 100SL vào giai đoạn trái già sắp thu hoạch để phòng trừ bệnh loét, bệnh ghẻ lõm và một số bệnh hại khác:

Thành phần hoạt chất 100% là các acid hữu cơ, không có thời gian cách ly nên hoàn toàn an toàn với sức khỏe người tiêu dùng.

Khả năng trừ vi khuẩn và kiểm soát được nấm bệnh.

Liều lượng: 250ml/ 200 lít nước.

Kim Nông Goldstar Sản Phẩm Chất Lượng – Dịch Vụ Hoàn Hảo!

Mời quý bà con tham khảo thêm sản phẩm tại: https://kimnonggoldstar.vn/

Theo dõi chúng tôi để cập nhật thêm nhiều tin tức bổ ích tại Fanpage: Kim Nông Goldstar

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *