Thiếu hụt dinh dưỡng cây trồng nói chung và ở cây có múi nói riêng đều làm giảm khả năng phát triển của cây, ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng nông sản. Hạn chế khả năng phòng ngừa sâu bệnh ở cây trồng.
Cũng như tất cả các cây trồng khác, cây có múi cũng cần thiết bổ sung đầy đủ các nhóm chất đa, trung, vi lượng.
+ Nhóm đa lượng: Đây là nhóm các chất dinh dưỡng thiết yếu mà cây trồng cần nhiều bao gồm: đạm (N), lân (P), kali (K).
Nhóm trung lượng: Đây là các chất dinh dưỡng khoáng thiết yếu mà cây trồng cần ở mức trung bình bao gồm: lưu huỳnh (S), canxi (Ca), magiê(Mg).
Nhóm vi lượng: Đây là các chất dinh dưỡng khoáng thiết yếu mà cây trồng cần với số lượng ít, bao gồm các nguyên tố: kẽm (Zn), sắt (Fe), đồng (Cu), mangan (Mn), bo (B), molypđen (Mo), Clo (Cl).
Nguyên nhân dẫn đến thiếu hụt dinh dưỡng cây trồng:
- Do đất trồng không có khả năng cung cấp.
- Do không cung cấp kịp thời trong quá trình chăm sóc.
- Cung cấp không cân đối.
- Cây trồng không hấp thụ được.
Biểu hiện thiếu hụt dinh dưỡng cây trồng có múi:
Biểu hiện khi thiếu yếu tố đa lượng:
Thiếu Đạm. Cây sinh trưởng phát triển kém, diệp lục không hình thành, lá chuyển màu vàng, đẻ nhánh và phân cành kém. Hoạt động quang hợp và tích lũy giảm sút nghiêm trọng, dẫn tới suy giảm năng suất.
Thiếu Lân: lá cây ban đầu có màu xanh đậm, sau chuyển màu vàng, hiện tượng này bắt đầu từ các lá phía dưới trước, và từ mép lá vào trong. Ảnh hưởng đến quả, gây biến dạng, lõi rỗng và thô, vỏ dày, quả mềm, khô nước và chua. Nếu trong giai đoạn ra hoa, mầm hoa kém phát triển, tỷ lệ hoa ít và nhỏ.
Thiếu Kali: cây tăng trưởng chậm, cành suy yếu, lá nhỏ chuyển vàng hoặc đồng thau sau đó trở nên sạm và bị rụng. Tỷ lệ hoa ít, quả nhỏ, da mỏng và mịn, chín sớm, quả chua, ít nước.
Biểu hiện khi thiếu yếu tố trung lượng:
Thiếu Canxi: các lá mới ra bị dị dạng, chóp lá uốn câu, rễ kém phát triển, ngắn, hóa nhầy và chết. Trái non co lại, chậm lớn, vỏ mỏng và bị nứt.
Thiếu Magie: làm chậm quá trình ra hoa, cây thường bị vàng lá do thiếu diệp lục. Triệu chứng điển hình là các gân lá còn xanh trong khi phần thịt lá đã biến vàng. Cây chịu lạnh kém, ra quả cách năm, quả nhỏ, lượng đường và acid thấp.
Thiếu Lưu Huỳnh: hiện tượng vàng lá xuất hiện ở các lá non trước các lá trưởng thành và lá già, gân lá chuyển vàng trong khi phần thịt lá vẫn còn xanh, sau đó mới chuyển vàng. Kèm theo những tổn thương trước hết ở phần ngọn và lá non, cộng với sự xuất hiện các vết chấm đỏ trên lá do mô tế bào chết.
Biểu hiện khi thiếu yếu tố vi lượng:
Thiếu Kẽm. Thiếu Zn sẽ gây rối loạn trao đổi auxin nên ức chế sinh trưởng, lá cây bị biến dạng, ngắn, nhỏ và xoăn, đốt ngắn và biến dạng. Lá nhỏ dần, có khuynh hướng mọc thẳng đứng. Màu lá chuyển vàng nhưng gân lá vẫn còn xanh.
Thiếu Sắt. Lá cây thiếu sắt sẽ chuyển từ màu xanh sang vàng hay trắng ở phần thịt lá, sau đó rụng. Triệu chứng thiếu sắt xuất hiện trước hết ở các lá non, sau đến lá già.
Thiếu Đồng. Thiếu đồng thường hay có hiện tượng chảy gôm (rất hay xảy ra ở cây ăn quả), kèm theo các vết hoại tử trên lá hay quả.
Thiếu Molypden. Cây sinh trưởng kém, phát triển còi cọc, lá xuất hiện nhiều đốm vàng ở giữa các gân lá, sau đó gây hoại tử.
Thiếu Bo. Khi thiếu B thì chồi ngọn bị chết, các chồi bên cũng thui dần, hoa không hình thành, tỷ lệ đậu quả kém, quả dễ rụng, rễ sinh trưởng kém, lá bị dày lên. Vỏ trái dày, rỗng ruột.
Thiếu Mangan. Phần gân lá và mạch dẫn biến vàng, nhìn toàn bộ lá có màu xanh sáng, về sau xuất hiện các đốm vàng ở phần thịt lá và phát triển thành các vết hoại tử trên lá. Nếu thiếu nghiêm trọng sẽ gây khô và chết lá. Triệu chứng thiếu Mn có thể biểu hiện ở lá già hay lá non tùy theo từng loại cây.
Kết luận
Nhận biết được các biểu hiện thiếu dinh dưỡng cây trồng nói chung và cây có múi nói riêng để có cách bón cân đối. Kết hợp phân hóa học và phan-bon-huu-co, đáp ứng đúng nhu cầu của từng loại cây nhằm tối ưu hóa năng suất và chất lượng nông sản.
Tham khảo thêm các bieu-hien-thua-dinh-duong-o-cay-trong