Cắt tỉa cành là kỹ thuật tạo hình quan trọng và cần thiết trong quá trình chăm sóc cây cà phê giúp cây sinh trưởng khỏe mạnh cho năng suất cao. Khi cắt tỉa cành hợp lý cây sẽ cho năng suất cao, phục hồi nhanh, cho trái lớn hơn và hạn chế được một số sâu bệnh cho vườn cà phê. Sau đây là kỹ thuật cắt tỉa cành cà phê sau mỗi đợt thu hoạch đảm bảo chất lượng trái ở vụ sau.
1. Chuẩn bị dụng cụ
Sử dụng kéo cắt cành hoặc dao sắc, sạch để tránh làm tổn thương cây và lây lan bệnh.
Vệ sinh dụng cụ cắt trước khi sử dụng để ngăn ngừa nấm bệnh.
2. Thời điểm cắt tỉa
Cây cà phê có 2 thời điểm cắt cành: Cắt ngay sau khi thu hoạch xong để cây khỏi mất sức và vào giữa mùa mưa khoảng tháng 6 hoặc 7 dương lịch cắt sơ lại một lần nữa.
3. Các loại cành cần cắt
Cành già, cành khô: Loại bỏ những cành không còn năng suất, giúp cây tập trung dinh dưỡng cho các cành khỏe mạnh.
Cành sâu bệnh: Cắt bỏ cành bị nhiễm sâu bệnh để ngăn ngừa lây lan.
Cành tăm (cành nhỏ yếu): Những cành nhỏ, không phát triển tốt, thường không ra quả hoặc ra quả kém.
Cành vượt: Các cành mọc thẳng đứng, không hiệu quả trong việc ra quả.
Cành giao nhau: Loại bỏ cành mọc giao nhau, chồng chéo để tăng khả năng đón ánh sáng và lưu thông không khí cho cây.
4. Kỹ thuật cắt tỉa
Cắt cách gốc cành khoảng 1-2 cm để tránh làm tổn thương thân chính.
Đối với cành khỏe nhưng dài hoặc mọc sai hướng, chỉ cần tỉa bớt để điều chỉnh hình dáng và hướng phát triển.
Khi cắt, giữ vết cắt gọn gàng, không để dập nát.
5. Chăm sóc sau khi cắt
Sau khi cắt tỉa, quét vôi hoặc bôi thuốc diệt nấm (như Bordeaux) lên vết cắt để tránh nhiễm khuẩn.
Dọn sạch các cành, lá đã cắt và đem tiêu hủy để hạn chế sâu bệnh.
6. Lưu ý
Tỉa cành đều đặn mỗi năm để duy trì năng suất ổn định.
Không cắt quá nhiều cành trong một lần, chỉ nên cắt khoảng 15-20% tổng số cành để cây có đủ lá quang hợp.
Kim Nông Goldstar Sản Phẩm Chất Lượng – Dịch Vụ Hoàn Hảo!
Mời quý bà con tham khảo thêm sản phẩm tại: https://kimnonggoldstar.vn/
Theo dõi chúng tôi để cập nhật thêm nhiều tin tức bổ ích tại Fanpage: Kim Nông Goldstar