“Nguyên tắc 4 đúng trong việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật”. Đâu đó chắc hẳn bà con nông dân đã được nghe qua. Bởi vì ngày nay việc sử dụng Thuốc Bảo Vệ Thực Vật để bảo vệ cây trồng là việc không còn xa lạ với người nông dân.
Thực tế cho thấy việc sản xuất của người dân, hiện tượng lợi bất cập hại vẫn còn thường xuyên xảy ra. Gây ảnh hưởng xấu đến năng suất, sản lượng, thu nhập, bản thân, xã hội, môi trường…Để nâng cao hiệu quả của công tác sử dụng thuốc Bảo Vệ Thực Vật. Để phòng và trị sâu bệnh cho cây trồng. Hôm nay hãy cùng Kim Nông Goldstar tìm hiểu quy tắc 4 đúng trong việc sử dụng thuốc Bảo Vệ Thực Vật nhé.
1. Nguyên tắc sử dụng đúng thuốc:
Khi quyết định sử dụng thuốc Bảo Vệ Thực Vật cần phải biết rõ loài dịch hại. Cần tham khảo cán bộ chuyên môn Bảo Vệ Thực Vật hoặc ban nông nghiệp tại địa phương. Ưu tiên lựa chọn sử dụng các loại thuốc có tác động chọn lọc. Có hiệu lực cao, thời gian cách ly ngắn và ít độc đối với sinh vật có ích, động vật máu nóng. Cần tìm hiểu kỹ xem loại thuốc định mua có an toàn với cây trồng. Sẽ được phun hay không đặc biệt chú ý khi mua và sử dụng thuốc trừ cỏ
Thay đổi loại thuốc trong quá trình sử dụng, không nên sử dụng một loại thuốc trong thời gian dài. Hoặc từ năm này qua năm khác để ngăn ngừa hiện thượng quen thuốc, kháng thuốc của dịch hại.
2. Nguyên tắc sử dụng thuốc đúng lúc
Phun thuốc vào thời điểm dịch hại dễ bị tiêu diệt, phun ở giai đoạn tuổi nhỏ đối với sâu. Và ở giai đoạn đầu đối với bệnh. Phun vào lúc trời mát, không có gió to để thuốc tiếp xúc bám dính tốt hơn trên bề mặt lá. Hạn chế phun lúc cây đang ra hoa, không phun thuốc khi trời nắng nóng. Sẽ làm giảm hiệu lực của thuốc hoặc trời sắp mưa có thể làm rửa trôi thuốc.
Không phun thuốc vào thời điểm quá gần ngày thu hoạch. Phun khi mật độ sâu, tỷ lệ bậnh đạt đến ngưỡng gây hại kinh tế.
3. Nguyên tắc sử dụng thuốc liều lượng.
Đúng nồng độ liều lượng ở đây bao gồm lượng thuốc và lượng nước trên đơn vị diện tích theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc khuyến cáo của cán bộ kỹ thuật. Không được tuỳ ý tăng nồng độ của thuốc cao sẽ gây hại cho người sử dụng, cây trồng, môi trường và làm tăng chi phí, hoặc phun ở nồng độ quá thấp sẽ làm cho dịch hại quen thuốc, kháng thuốc tạo nguy cơ bùng phát dịch.
4. Nguyên tắc sử dụng thuốc đúng cách.
Về nguyên tắc này trước hết phải kể từ khâu pha thuốc. Khi quyết định sử dụng thuốc phải tính toán kỹ lượng thuốc và lượng nước cần sử dụng. Khi pha thuốc nên cho vào bình 1/3 – 1/2 lượng nước rồi cho nước vào rồi khuấy đều. Sau đó tiếp tục cho đủ lượng nước còn lại vào khuấy kỹ để thuốc phân tán đều trong nước.
Không tự ý hỗn hợp hay nhiều loại thuốc Bảo Vệ Thực Vật với nhau bởi khi hỗn hợp. Có trường hợp làm gia tăng hiệu lực thuốc song có nhiều trường hợp hỗn hợp sẽ giảm hiệu lực thuốc. Hoặc dễ gây cháy nổ, độc hại cho cây trồng và cho người sử dụng. Do đó chỉ thực hiện hỗn hợp thuốc nếu có hướng dẫn trên nhãn thuốc. Hay hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật và sau khi hỗn hợp phải sử dụng ngay.
(*) Lưu ý:
Thông thường chỉ nên phối trộn hai loại thuốc trong cùng một lần phun sẽ cho hiệu quả cao. Đồng thời kiểm soát được tác hại ngược lại do quá trình phối trộn. Tuy nhiên, đa số bà con nông dân chưa hiểu rõ nguyên tắc phối trộn. Tuỳ tiện phối trộn thuốc Bảo Vệ Thực Vật nên hiệu lực phòng trừ dịch hại thấp, ngoài ra còn gây ngộ độc cho cây trồng.
5. Những nhóm thuốc bà con có thể pha trộn:
Nên phối:
– Chỉ nên phối hợp các loại thuốc bảo vệ thực vật thuộc các nhóm gốc khác nhau, thì hiệu quả mới cao. Thuốc nhóm lân phối hợp với nhóm carbamate, lân + cúc. Carbamate + cúc, carbamate + điều hòa sinh trưởng, thuốc vi sinh phối hợp với gốc lân hoặc cúc.
– Chỉ nên phối hợp thuốc có các tác dụng khác nhau như (tiếp xúc, vị độc, xông hơi, nội hấp, lưu dẫn.
– Chỉ nên phối hợp thuốc trừ sâu với thuốc trừ bệnh. Thuốc trừ sâu với thuốc trừ cỏ, trừ cỏ với phân bón.
Không nên phối:
– Không nên phối hợp thuốc trừ bệnh với phân bón qua lá hoặc chất điều hòa sinh trưởng.
– Không phối hợp thuốc trừ sâu vi sinh với thuốc trừ bệnh có nguồn gốc chất kháng sinh….
– Không phối hợp thuốc trừ sâu, trừ bệnh với các loại thuốc gốc đồng như Coc 85, champion, Norshield 86.2WG… Vì thuốc gốc đồng thường có tính kiềm cao, trong khi đó thuốc trừ sâu, trừ bệnh lại có tính axit. Khi pha trộn với nhau chúng sẽ trung hòa làm giảm hiệu lực thuốc.
Lưu ý:
Để biết chắc chắn hơn bà con nên lấy một ít thuốc nguyên chất pha với lượng tương đương thuốc loại kia trong một cốc sành, sứ, thủy tinh, nhựa. Dùng que khuấy nhẹ cho hòa tan để trong 2 – 5 phút. Quan sát nếu thấy có hiện tượng kết tủa bên dưới, đóng váng trên bề mặt, bốc khói tỏa nhiệt, sủi bọt hoặc biến đổi màu bất thường. Thì không nên pha trộn các loại thuốc đó với nhau để phun cho cây trồng.
Nếu đã khẳng định trộn được 2 loại thuốc với nhau thì trong quá trình pha chế. Nên lần lượt cho từng loại thuốc thứ nhất vào bình rồi cho nước vào, khoảng nửa bình khuấy đều sau đó cho loại thuốc thứ 2 vào. Rrồi tiếp tục thêm nước cho đầy bình đủ lượng nước mình cần. Lưu ý trước khi pha thuốc trong bình phải có một lượng nước vừa phải và không nên cho 2 loại thuốc vào cùng một lúc. Nồng độ của mỗi loại phải giữ nguyên như khi dùng riêng rẽ. Sau khi pha phải phun ngay.
Luân phiên thuốc:
Để tránh hiện tượng quen thuộc đối với các loại dịch hại trên cây trồng, khi sử dụng bà con cần luân phiên các nhóm thuốc có gốc khác nhau.
Khi phun thuốc tuỳ vào đặc điểm, vị trí gây hại của từng loại dịch hại để hướng vòi phun sao cho tia thuốc tập trung vào nơi định phun. Để thuốc tiếp xúc được nhiều nhất với dịch hại, không đi ngược chiều gió khi phun.
Trên đây là toàn bộ thông tin về nguyên tắc 4 đúng trong việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Để sử dụng thuốc Bảo Vệ Thực Vật, phòng trừ dịch hại đạt hiệu quả cao. Thì việc hiểu và tuân thủ các nguyên tắc 4 đúng trên là rất cần thiết. Kính mong mọi người lưu tâm và thực hiện tốt.
Nguồn: Sưu tầm
Kim Nông Goldstar Sản Phẩm Chất Lượng – Dịch Vụ Hoàn Hảo!
Mời quý bà con tham khảo thêm sản phẩm khác. Dùng kéo đọt dưỡng rễ cho cây ăn sầu riêng tại: https://kimnonggoldstar.vn/
Theo dõi chúng tôi để cập nhật thêm nhiều tin tức bổ ích tại Fanpage: Kim Nông Goldstar