Chống suy dây thanh long để cho trái chất lượng hơn, tiếp tục cho trái trong vụ sau. Cần dùng những chất gì, bón vào thời điểm nào để cho hiệu quả cao nhất.
Thời kỳ dễ bị suy dây thanh long nhất
Trong thời kỳ mang hoa đậu trái, có hai giai đoạn cây cần nhiều chất dinh dưỡng nhất.
Thời kỳ trước khi trổ bông:
- Quyết định số lượng phấn hoa.
- Cây khỏe sẽ tăng khả năng thụ phấn, tăng kích thước trái về sau.
- Hạn chế rụng bông và thối bông.
Thời kỳ nuôi trái:
- Thanh long sẽ cần rất nhiều dinh dưỡng nên sẽ tự “ăn thịt” mình, rút dây để nuôi trái.
- Sẽ có dấu hiệu giai đoạn 7 – 10 ngày trước khi thu hoạch.
- Quyết định độ căn, độ nặng của trái cũng như là khả năng giữ tai.
- Cần cung cấp dinh dưỡng dạng hấp thu nhanh.
Chống suy dây thanh long bằng cách nào
Phương pháp canh tác thanh long hiện tại là bổ sung dinh dưỡng 2 – 3 lần trong giai đoạn nuôi trái và 2 lần trong giai đoạn nuôi bông. Tuy nhiên với tốc độ hấp thu phân bón chậm nhưng cây cần nhiều phân bón sẽ hại cây rất nhiều.
Có nhiều phương pháp để chống suy dây thanh long:
- Chuẩn bị bộ dây cực khỏe để nuôi bông và nuôi trái.
- Bón dinh dưỡng dạng dễ tiêu để cây hấp thu nhanh, hạn chế sự bất lợi của phân hóa học.
- Phun dinh dưỡng dễ tiêu qua dây và trái.
Việc chuẩn bị bộ dây khỏe quá sẽ khiến cho việc xông đèn không đạt hiệu quả cao. Do đó sử dụng 2 phương pháp sau là hiệu quả nhất.
Đối với ở rễ: Sử dụng Pro Amino hoặc Roots 10 để tưới gốc ở giai đoạn trước trổ 5 ngày, ở trái thì tưới 2 lần vào lúc trái 10 ngày và 20 ngày.
Đối với bón lá: Ngoài phun trái, cần phun phủ bộ dây để nuôi dây khỏe mạnh, từ đó mới nuôi trái lớn được. Thường xuyên phủ dây bằng Kelp Boost, Nutri Pro Amino 4500 hoặc Roots 10 để tăng lực dây.
Chú ý khi phủ dây cũng kèm một số loại thuốc bệnh như Ridomil Gold 68WG hoặc Mataxyl 500WP để ngừa bệnh hiệu quả hơn.