Giai đoạn nuôi trái là giai đoạn quyết định năng suất và chất lượng cuối cùng của sầu riêng. Tuy nhiên, không ít nhà vườn đã gặp thất bại dù đã đầu tư rất nhiều cho cây từ đầu vụ. Nguyên nhân phần lớn đến từ những sai lầm phổ biến trong chăm sóc trái, đặc biệt là ở các khâu như nước tưới, dinh dưỡng, tuyển trái, quản lý sâu bệnh…
Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra 6 sai lầm khi chăm sóc trái sầu riêng khiến nhà vườn thất bại, kèm theo giải pháp cụ thể để khắc phục – giúp bà con tăng năng suất, chất lượng trái và đảm bảo vụ mùa thành công.
1. Quản lý lượng nước tưới chưa hợp lý
Sai lầm:
Tưới quá nhiều nước → cây bị úng, nấm khuẩn tấn công, trái rụng hàng loạt, múi nhão, dễ nứt gai.
Tưới quá ít → cây thiếu nước, trái nhỏ, sượng cơm, khô múi. Gặp mưa lớn bất ngờ dễ gây sốc nước và rụng trái non.
Giải pháp:
Theo dõi dự báo thời tiết, kiểm tra độ ẩm đất thường xuyên.
Ở miền Tây, giữ mực nước mương sâu khoảng 60–80cm sau khi cây đậu trái.
Sau mưa, nhanh chóng rút nước ra khỏi mương.
Trước thu hoạch 30 ngày, rút cạn nước kết hợp phủ gốc để hạn chế múi nhão, sượng cơm, cháy múi.
2. Tuyển trái không đúng cách
Sai lầm:
Không tuyển trái sớm khiến cây phải nuôi quá nhiều trái → cạnh tranh dinh dưỡng, trái nhỏ, méo, dễ sâu bệnh, cây kiệt sức.
Giải pháp:
Tuyển trái ngay sau khi rụng sinh lý, giữ lại số lượng trái hợp lý.
Ưu tiên trái nằm ở cành khỏe, đón nắng tốt, phân bố đều trên tán cây để tránh chùm trái rậm rạp.
3. Bón phân sai thời điểm hoặc mất cân đối
Sai lầm:
Bón quá nhiều hoặc quá ít, nhất là mất cân đối đa – trung – vi lượng → trái không đều, dễ rụng, nứt cuống, đỏ gai.
Dư đạm khiến cây đi đọt, rút mất dinh dưỡng nuôi trái.
Giải pháp:
Tăng cường Kali, Canxi, Bo, vi lượng trong giai đoạn nuôi trái.
Hạn chế đạm, ưu tiên bón phân hữu cơ sinh học, phân bón lá có thành phần cân đối giúp cây hấp thu tốt, nuôi trái chắc đẹp, không nứt.
4. Không kiểm soát đọt trong giai đoạn nuôi trái
Sai lầm:
Đọt non mọc trong giai đoạn nuôi trái làm trái méo, giật hộc, cây suy, dễ rụng trái non.
Giải pháp:
Sau xổ nhụy đến khi trái 60 ngày tuổi, không để cây ra đọt.
Khi thấy cây nhú đọt, phun thuốc chặn đọt kết hợp Canxi-Bo giảm stress.
Tránh bón thừa đạm, bổ sung Kali giúp dưỡng cơm trái.
5. Không kiểm soát sâu bệnh trên trái
Sai lầm:
Chỉ xử lý sâu bệnh khi thấy dấu hiệu rõ → rệp sáp, sâu đục trái, nấm lan nhanh gây hại nặng.
Giải pháp:
Thăm vườn thường xuyên, kiểm tra kỹ trái.
Phun phòng định kỳ 5–10 ngày/lần bằng thuốc trị rệp sáp, sâu đục trái, nấm kết hợp Canxi-Bo.
Ưu tiên dùng vi sinh, chế phẩm sinh học, Trichoderma vừa hiệu quả vừa an toàn đất.
6. Không có biện pháp bảo vệ cây trước thời tiết xấu
Sai lầm:
Không cột cành, trái → mưa gió dễ làm cây gãy, rụng trái.
Vườn không thoát nước tốt → úng gốc, thối rễ.
Mùa khô không phủ gốc hoặc giữ cỏ → đất khô cứng, cây mất sức.
Giải pháp:
Chủ động cột cành, cột trái khi có dự báo thời tiết xấu.
Tạo rãnh thoát nước quanh gốc, phun phòng nấm sau mưa.
Mùa khô cần phủ gốc hoặc giữ lớp cỏ dày để giữ ẩm, hạn chế sốc nhiệt cho cây.
Kết luận
Chăm sóc trái sầu riêng là một quá trình đòi hỏi kỹ thuật cao, sự tỉ mỉ và hiểu rõ sinh lý cây. Tránh được 6 sai lầm khi chăm sóc trái sầu riêng kể trên sẽ giúp nhà vườn tối ưu năng suất, nâng cao chất lượng trái và tránh rủi ro trong vụ mùa.
Kim Nông Goldstar Sản Phẩm Chất Lượng – Dịch Vụ Hoàn Hảo!
Mời quý bà con tham khảo thêm sản phẩm tại: https://kimnonggoldstar.vn/
Theo dõi chúng tôi để cập nhật thêm nhiều tin tức bổ ích tại Fanpage: Kim Nông Goldstar